Class 8I 4ever
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

tìm hiểu về nước Nhật

+2
Cherry Dang
sakura
6 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:29 pm

Part 1:Hoa anh đào

Anh đào (Sakura, kanji: 桜 hay 櫻; katakana: サクラ) là tên gọi chung của các giống thực vật trong chi Mận mơ (còn gọi chi Anh đào), thuộc họ Hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh.

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến cái tên của loài hoa kỳ diệu này. Một trong số đó cho rằng chữ “さくら” là được ghép bởi hai chữ cổ “さ” và “くら”. “さ”có nghĩa là thần linh của loài ngũ cốc, “くら” nghĩa là nơi mà thần linh trú ngụ. Cứ vào mùa hoa anh đào nở cũng là vào mùa vụ của nhà nông. Bởi thế người ta tin rằng những cây hoa anh đào chính là nơi trú ẩn của thần linh này.

Còn có truyền thuyết khác cho rằng Sakura là cách gọi lái từ Sakuya - là tên trích trong tên của Nữ thần Konohana-Sakuyahime - một vị thần trong cuốn lịch sử “Cổ sự ký” của Nhật. Theo truyền thuyết, Nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là Nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó.

Hoa anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5. Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai (nở rộ) cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần.

Hoa anh đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người. Sau đây là một vài loại hoa tiêu biểu:

Yamazakura (山桜)
Thường mọc ở phía Nam của Honshyu. Nó còn có một tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura (白山桜). Khi hoa nở thì thường có màu trắng hoặc màu hồng nhạt và mùi hương khá đậm. Đặc điểm của loại hoa này là khi hoa nở cũng là lúc lá đâm chồi nảy lộc.

Oyamazakura(大山桜)
Thường mọc ở phía Bắc của Honshyu và vùng núi Hokkaido, nó còn có tên gọi khác là Hồng Sơn Sakura (Beniyama Zakura). Loại hoa này có màu hồng đậm hơn, lá và hoa cũng to hơn so với Yamazakura
Oshimazakura (大島桜)

Có nhiều ở bán đảo Izu. Khi lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc hoa bắt đầu nở và cho mùi hương quyến rũ là đặc trưng của loại hoa này. Khi hết mùa hoa anh đào, người ta thường ngắt lá của loài hoa này ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Vì thế mới có tên gọi sakura mochi.

Edohigan (江戸彼岸)
Thường mọc ở vùng núi Honshyu, Shikoku và Kyushyu. Đặc trưng của loại hoa này là trước khi lá đâm chồi nảy lộc thì những cánh hoa đã vươn mình khoe sắc, chuyển dần từ gam màu trắng sang màu hồng nhạt. Thi thoảng chúng ta bắt gặp đâu đó bên những mặt hồ hay bờ sông có loài hoa rủ xuống yểu điệu, thì đó chính là một trong số những loài hoa này.

Kasumizakura (霞桜)
Mọc rải rác ở các vùng núi từ Hokkaido đến Kyushyu. Đặc trưng của loài này là có một lớp lông non bao phủ trên cánh hoa và lá, có lẽ vì thế mà nó có một cái tên khác là Mao Sơn (Keyamazakura). Loại hoa này khi nở cũng chuyển dần từ sắc trắng sang sắc hồng.

Someiyoshino (染井吉野)
Là loài hoa pha trộn đặc tính giữa hai loài Oshimazakura và Edohigan. Trên lá non và cánh hoa có lớp lông non bao phủ và khi hoa tàn thì mới là lúc lá đâm chồi nảy lộc. Hoa nở có màu hồng nhạt.

P/S: cái này e tìm thông tin ở wikipedia. Muốn mọi ng hiểu thêm về loài hoa tuyệt đẹp này. Ngắm hao anh đào làm lòng người nhẹ nhàng hẳn tuy e thì chưa từng nhìn thấy hoa anh đào thật nhưng e mong có ngày e có thể đứng ngắm nhìn nó bên ng e iu thương
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:30 pm

Sorry các bác! Máy của em ko hiển thị tiếng Nhật
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:32 pm

Part 2:lịch sử

Sơ lược Văn hoá Nhật Bản từ khởi thuỷ đến hiện đại

--------------------------------------------------------------------------------

Nền văn hoá Nhật Bản đã có lịch sử hơn một ngàn hai trăm năm hình thành và phát triển.Khởi đi là những huyền sử như Kojiko(Cổ kí sự) ra đời vào năm 721 và Nihongi(Nhật Bản kỉ) ra đời vào năm 720 diễn dải về lịch sử cổ xưa vốn nhuốm đầy màu sắc huyền thoại,rồi đến những tuyển tập thơ ca như Manjoshu (Vạn diệp tâm), những tố chất ban sơ của nền văn hoá Nhật Bản dần hình thành,chuẩn bị cho thời kì phát triển rực rỡ nhất của cái đẹp, thời Heian (Bình An), kéo dài từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 12.Các tác phẩm vật ngữ khởi đầu, được xem là thuỷ tổ của vật ngữ là tác phẩm “Taketori monogatari” (Trúc thủ vật ngữ), còn gọi là “tiểu thư ánh trăng” ra đời vào thế kỉ thứ 10. Tiếp theo đó là các tác phẩm “Kim tích vật ngữ”, “ truyện nàng Ochikubo”,”Truyện xứ Ise” và đặc biệt là sự xuất hiện của tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Nhật Bản “ Genji monogatari” (Truyện chàng Genji) của tác giả nữ Murasaki Shikibu, miêu tả những mối tình trong đời của chàng hoàng tử Genji chói sáng.Đây có thể được xem là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trên thế giới. Những cảm thức xao xuyến trước cõi thế vô thường được đẩy lên thành bi cảm aware : cái đẹp tuyệt đỉnh sắp tàn phai và nỗi buồn không thể cứu vãn là chủ đề xuyên suốt các tác phẩm văn học thời Heian.

Thời đại vinh quang Heian kết thúc vào cuối thế kỉ 12 để bước vào thời kì khói lửa của nội chiến cát cứ phân tranh.Thời trung đại khói lửa bắt đầu từ thế kỉ 13 đến thế kỉ 16,trải qua 2 thời kì là Kamakura(1186-1333) và Muromachi (1333-1600). Đây là thời kì hình thành và phát triển của chế độ Mạc phủ cùng với các trang viên,quyền lực rơi từ tay giai cấp quí tộc xuống giai cấp võ sĩ.Cùng với sự du nhập của thiền tông Trung Quốc đã làm cho văn học thời kì này mang cảm thức u huyền(yugen) thay cho aware, mang tính tâm linh thay cho tâm lý ”yugen thì không dừng lại ở hình sắc,nó gợi ra tính chất huyền diệu sâu thẳm của cuộc sống,cái ẩn dấu nhưng lại là sự sống,là linh hồn của hình sắc”. Các tác phẩm tiêu biểu thời kì này là các tác phẩm chiến tranh như : quân ký (gunki) và chiến ký (senki) như Heikei monogatari và Thái Bình ký (Taihenki) cùng với tuyển tập thơ ca Tân Cổ Kim Tập (Shinkokinshu).Khúc thơ của Heike Monogatari như tóm tắt tinh thần thời đại :

“Tiếng chuông chùa Gion
Vọng lên nỗi vô thường
Những người đầy tham vọng
Như giấc mộng đêm xuân
Anh hùng rồi tuyệt diệt
Như bụi giữa cuồng phong”.

Sang thời Edo,thương nhân đóng vai trò chính trong sự phát triển của văn hoá nghệ thuật và xã hội với cảm thức phù thế (Ukiyo – trôi theo dòng đời). Chính vì vậy từ thời Edo (từ thế kỉ 17 dến năm 1868),nền văn hoá này gọi là nền văn hoá thị dân “đinh nhân văn hoá” (Chonin bunka). Ukiyo là trôi nổi dòng đời,sống với từng khoảnh khắc của đời sống phù hoa. Những tác phẩm tiêu biểu : “Người đàn bà đa tình”, “Người đàn ông đa tình “,”Năm người đàn bà si tình”..của Saikaku, thơ Haiku của Matsuo Basho, sân khấu Joryuri và Kabuki,….

Thế kỷ 19,nước Nhật thay đổi hoàn toàn với chính sách “ Phú quốc cường dân” của thiên hoàng Minh Trị.Sự mở rộng giao lưu kinh tế và văn hoá dẫn đến sự phát triển mới của văn hoá Nhật Bản.Tác phẩm tiêu biểu: “Nhạn” (Gan),” Vũ nữ” (Maihime) của Mori Ogai và Nastume Soseki như “Nỗi lòng” (Kokoro), “Tam tứ lang” (Sanshiro),… với tinh thần :“ đường lối siêu nhiên, dung hoà lý trí và tình cảm,đem cái tả thực nằm trong lối hành văn lãng mạn, phóng túng và trữ tình”. Đến các nhà văn thiên tài nối tiếp như Akutaqawa Ryu no suke, ông đã bắc chiếc cầu nối văn hoá Nhật Bản truyền thống và hiện đại với các tác phẩm như : Cái mũi (Hana),”Tấm bình phong địa ngục”, “Tấm lòng trinh bạch của Otomi”.

Thế kỉ 20,văn hoá Nhật Bản phát triển rực rỡ với hai giải thưởng Noben văn chương của Kawabata Yasunari năm 1968 và Oe Kenzaboro năm 1994. Điều này đánh dấu sự hoà nhập của văn hoá nền văn học Nhật Bản vào dòng chảy của văn học thế giới.Ngoài ra còn có một số tác gia nổi tiếng khác như : Mishima Yukio,Tanizaki Junichiro, Abe Koro.

Hiện nay sự khởi sắc và tiếp nối của dòng văn học Nhật Bản đầy truyền thống đang nằm trong tay các tác gia đương đại như Yoshimoto Banana,Murakami Ryu, Murakami Haruki,…,mà nổi bật nhất chính là Murakami Haruki, người có khả năng mang về cho nền văn học Nhật Bản một giải Nobel văn chương trong vài năm tới.
( trích từ cuốn “Truyện ngắn Murakami” của tác giả Hoàng Long,NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh).
__________________
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:34 pm

Part 3:origami!!!

origami là cái gì?
Đó là những tác phẩm nghệ thuật làm từ giấy. Chỉ uốn nếp mấy tờ giấy thôi là đã có thể tạo ra rất nhiều hình dạng khác nhau. Không phụ thuộc lứa tuổi, người già cũng như người trẻ đều thích. Nghệ thuật origami ngày càng phát triển.
lịch sử origami

Vào thời Bình An ( 794 ), giới quý tộc đã bắt đầu dùng giấy để gói những món quà thay cho vải trước đây. Bởi giấy là thứ vật phẩm đắt đỏ nên những vật được gấp bằng giấy như búp bê... được cho là thể hiện sự thân thiết.
Vào thời Edo ( 1603 ) giấy đã trở nên phổ biến nên origami theo đó trở thành 1 trò chơi rất được ưa chuộng. Hạc giấy, hình người, thuyền giấy cũng xuất phát từ thời kỳ này.
tsuru
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:36 pm

Tác dụng của Origami đối với tâm lý
Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng tỉ mỉ. Nó đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng origami như một liệu pháp bổ ích vật lý và tinh thần. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc Tế lần thứ nhì về origami đối với giáo dục và trị liệu, đã kêu gọi dùng origami dể phục hồi chức năng và trị liệu về tay . Với nhiều người, Origami là thứ giải trí rất hữu hiệu, đặc biệt khi sáng tác một mẫu mới: tự do bay bổng, tự do tìm kiếm một thứ gì đó, mang màu sắc của riêng mình. Khi tự tay hoàn thành một mẫu khó, hay tự tay sáng tác một mẫu hay, thì cảm giác thật vui thích. ---> rat' huu~ ich' do'
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  Cherry Dang Fri May 23, 2008 2:37 pm

Woa..chị giỏi quá chị ui..Ngưỡng mộ,cho xin chữ kí ;)
Cherry Dang
Cherry Dang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 369
Age : 28
Đến từ : Vùng đất xa xăm
Registration date : 14/05/2008

http://360.yahoo.com/cherry_dang_0310

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:38 pm

Origami hay nghệ thuật xếp (gấp) giấy Nhật Bản cho đến bây giờ có lẽ vẫn còn là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam mặc dù môn nghệ thuật này đã phất triển mạnh ở khá nhiều các nước khác trên thế giới như Nhật Bản (tất nhiên) hay Mỹ....
Sau đây xin được trích dẫn bai viết của một đồng chí, người đã sáng lập ra Vietnam Origami Group (hay VOG):
Origami là môn nghệ thuật truyền thống xuất xứ từ Nhật bản. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua thời kỳ say mê Origami. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một trò thủ cơng cho trẻ em. Có lẽ điều này đúng với Origami truyền thống. Và phần lớn sách Origami xuất bản ở VN đều là Origami truyền thống, sử dụng phức hợp nhiều mẫu giấy để tạo hình và cắt dán nhiều nơi. Nhưng Origami hiện đại là một môn nghệ thuật mang tính khoa học cao. Vì sao ư? Các bạn xem những dòng link dưới đây sẽ rõ. Trong Origami hiện đại người ta chỉ dụng một mẫu giấy khong cắt để gấp những mẫu mà bạn không thể nào tin được rằng chỉ với một mẫu giấy lại có thể làm được như thế.
Gần đây ở VN có xuất bản một số sách Origami hiện đại nhưng rất sơ sài,bị cắt xén quá nhiều. Do đó người yêu thích Origami Vn thường lang thang trên net để tìm cho riêng mình những mẫu xếp độc đáo. Nhưng tất cả những mẫu vật mà các trang web cung cấp cho bạn đều lỗi thời,không mang tính nghệ thuật và đơn giản.
Chủ trương của Origami hiện đại là dùng một mẫu giấy, không cắt khong dán.
Người đang được xem là Ông Vua của Origami hiện nay là Kamiya Satoshi, một người đấy tài năng và trẻ tuối (sinh năm 1981 ở Kobe), người trẻ nhất và là người có năng lực mạnh nhất trong lĩnh vực này.
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:38 pm

Thực ra trong cuộc sống không ai tránh khỏi việc mắc sai lầm. Nhưng mọi người đều cố gắng cẩn thận để không mắc sai lầm.Trong Origami cũng thế, phải cẩn thận từng bước từng nếp gấp ngay từ đầu để không phamk sai lầm. Nhưng nếu mắc sai lầm cũng không đuợc cuốn lên mà phải bình tĩnh xem xét tình hình và tìm hướng giải quyết lại vấn đề,có khi phải tháo các nếp gấp trước ra để chữa lại.Trong cuộc sống cúng thế, nếu phạm sai lầm thì phải bình tĩnh. Origami cũng là nghệ thuật, nghệ thuật của giấy cộng với sự kiên trì, khi bạn dồn sức vào gấp một mẫu, bạn sẽ quên mình là ai, quên mình ở đâu, chỉ chú ý tới việc đạt được cái đẹp ấy, đấy là gì nhỉ? Khi gấp người ta phải loại bỏ nóng nảy và bực bội, cũng không được vội vã, như vậy khi bạn chơi Origami thường xuyên, bạn sẽ tập được thói quen tự chủ va hoà nhã. Đó cũng chính là lí do Origami được sử dụng để chữa cho trẻ em khuyết tật. Tôi nghĩ Origami có những đặc tính gần với Thiền, qua đó để con người có thể chiêm nghiệm bản thân mình. Origami là nghệ thuật và có thể còn hơn thế nữa khi bạn biết nhập cuộc đúng cách.

Có rất nhiều người yêu thích Origami nhưng thực sự không mấy ai theo được đến cúng.Họ gấp,mắc sai lầm và vò giấy quẳng vào sọt rác một cách bực bội rồi sau đó bỏ cuộc.Thật là một hành động vô trách nhiệm với những gì mình đã tạo ra.
Do vậy người nóng tính,thiếu kiên nhẫn không thể nào theo được môn này.
Origami là một bài học tốt để con người luyện tập ttinhs kiên nhẫn.

thiền có thể tapọ cho con người tính kiên nhẫn.
Thiền là những gì vi tế nhất ,hay vĩ đại nhất.
Nếu bạn chú tâm vào việc giải một bài tập ở trường thì đó cũng là một dạng thiền.Ở đây không thể định nghĩa Thiền theo cách định nghĩa theo kiểu khoa học như trong sách giáo khoa được.Vì nó là vấn đề tâm linh và vượt ra khỏi kiến giải trần tục của con người và nó vuợt ra giới hạn của ngôn ngữ diễn đạt.
Những lý giải trong sách vở về thiền chỉ là những cái rất chung chung mang tính đại chúng để truyền đạt đến số đông.
Thực sự nó như làn gió,ta có thể cảm thấy nó mà không nắm bắt hay thấy được.
Thiền cũng giống như việc buổi sáng sau khi ngủ dậy,bạn ngắm khuôn mặt mình trước gương soi vậy.

Đọc sách,đến đoạn đắc ý bạn vỗ đùi reo to.
Xem phim,bạn khóc khi gặp những cảnh éo le và bật cười với những vỡ hài kịch,
tương tự ,chơi game,nghe nhạc đều có những cảm xúc tương tự.
nhưng bạn thật sự không thể bắt gặp những cảm xúc này khi đang chơi Origami. Người khác không biết rằng bạn đang thích thú đến đâu với mẫu giấy trong tay. Khi bạn gấp một mẫu yêu thích cũng là lúc lòng bạn tràn ngập một niềm vui lặng lẽ mà tột cùng không bút nào tả nỗi.Niềm vui ấy thanh thản,bình lặng chứ không mang tính động như những thú tiêu khiển kể trên.
Thiền ,Võ thuật cũng đem lại cảm giác tương tự như Origami.
Dĩ nhiên,mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau nhưng đây là cảm giác chung đối với những người chơi Origami, và trong đời tôi chưa từng gặp ai nóng tính mà yêu thích môn này cả.

Một điều thú vị là Origami phát triển ở Nhật nhưng bây giờ nó lan rộng khắp thế giới,rất nhiều nước mạnh ngang ngửa với Nhật bản trong lãnh vực này như là Pháp,Tây ban Nha, Mỹ.
Đến những nước nam Mỹ như Brazil cũng rất mạnh.
Nhưng có mọt điều lạ là người hàng xóm Đại Hàn hầu như không thích Origami và nó xa lạ với người dân Đại hàn.
Và thật thú vị khi các nhà nghiên cứu dân tộc học bảo rằng tính cách người dân Hàn rất sôi nổi,nhiệt huyết,hướng ngoại nhưng có khuyết điểm là nóng tính, dễ cáu gắt.
Có phải đó là lý do Origami không phổ biển ở Đại Hàn?
Còn ngược lại, người Nhật rất trầm tính, ít khi họ thể hiện cảm xúc thật ra mặt và sống hướng nội.
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:43 pm

Part 4:kimono

Áo Kimono ra đời vào thời Heian ( 794 - 1192 ). Lúc đó, do người ta đã bắt đầu biết kỹ thuật cắt vải ra thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau cho nên các thợ may không còn phải lo lắng nhiều về hình dáng, kích cỡ của khách hàng đặt kimono nữa. Điều này thực sự đem lại rất nhiều điểm thuận lợi cho người mặc kimono. Trước hết là nó dễ gấp, sau nữa nó có thể phù hợp cho mọi thời tiết. Chẳng hạn mùa đông họ có thể mặc thành nhiều lớp để giữ ấm, còn mùa hè, do kimono được may bằng thứ vải lụa thấm mồ hôi nên tạo một cảm giác mát mẻ cho người mặc. Chính vì vậy, kimono vào thời đó trở thành trang phục thường ngày của người Nhật

Về sau, khi việc mặc kimono thành nhiều lớp trở nên phổ biến, người Nhật bắt đầu chú ý đến việc dùng các màu sắc khác nhau cho mỗi lớp áo. Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.

Vào thời Kamakura ( 1192 - 1338 ) và thời Muromachi ( 1338 - 1573 ), mọi người kể cả nam và nữ đều ưa chuộng những chiếc áo kimono có màu sắc tươi sáng. Còn các võ sĩ thì mặc kimono có màu là màu tượng trưng cho người đứng đầu gia tộc mình. Do mỗi gia tộc võ sĩ có một màu áo kimono riêng, nên có lúc chiến trường trông giống như một buổi trình diễn thời trang đầy màu sắc vậy

Vào thời Edo ( 1600 - 1868 ), khi gia tộc võ sĩ Tokugawa nắm quyền ở NB, NB bị chia thành các lãnh địa nhỏ, đứng đầu lãnh địa là các lãnh chúa phong kiến. Samurai ở mỗi lãnh địa được phân biệt với nhau bởi màu sắc và hoa văn trên áo kimono. Do nhu cầu về áo kimono của các samurai khi đó rất nhiều, nên các thợ thủ công phải làm việc liên tục. Vì vậy tay nghề của họ ngày càng thành thạo và khéo léo tới mức nó đã trở thành một thứ nghệ thuật.

Vào thời Meiji ( 1868 -1912 ), khi văn hoá Âu Mỹ ồ ạt du nhập vào NB, chính phủ khuyến khích người dân mặc quần áo kiểu phương Tây.. Tất cả các cơ quan của chính phủ và quân đội đều qui định các nhân viên phải mặc âu phục khi đi làm. Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.

Ngày nay người Nhật chỉ mặc kimono vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám ma, lễ hội...v...v
Để làm một bộ kimono "chuẩn" cần khoảng 4.500 lọn tơ và người thợ dệt phải bỏ ra chí ít là 50 ngày miệt mài lao động trên guồng sợi mới tạo ra thứ vải thích hợp "không lặp lại" được.

Đó là kiểu áo choàng với ống tay rộng, vắt chéo trước ngực từ phải qua trái (ngược lại từ trái qua phải chỉ dành cho người vừa quá cố) và được thắt buộc lại ngang lưng eo. Kimono của nam giới thường làm bằng chất vải thô, màu tối và ít hoa văn, còn kimono phụ nữ thì đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng như lối trang trí - tùy theo trạng thái hay công việc tương ứng.

Cội nguồn căn bản của thứ trang phục cổ truyền, original và truyền thống Nhật Bản này thực chất là sự pha trộn các kiểu ăn mặc của người Trung Hoa, người Triều Tiên và người Mông Cổ - được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống trên quần đảo mặt trời mọc. Và đây cũng là một trong những tính chất tiêu biểu của xứ Phù Tang: những ưu điểm vượt trội từ các sáng tạo bên ngoài đều được "tu bổ", thêm vào nhiều "nhân tố mới" và dần trở thành một phần không thể tách rời của truyền thống Nhật. Nhiều di chỉ khảo cổ ở Nhật cho thấy phục sức của họ cũng na ná như người Triều Tiên và người Trung Hoa cổ.

Vào thế kỷ VII trong xã hội Nhật có sự thay đổi lớn mang tính bước ngoặt: sự thâm nhập của đạo Phật từ Hoa lục, song song là hình mẫu thể chế của các "thiên tử" Trung Quốc. Theo gương các hoàng đế Trung Hoa, thái tử Nhật Siotoku (573 - 628) áp dụng nghiêm ngặt quy chế trang phục cho giới quan lại - tiền thân của kimono bây giờ. Sang nửa cuối thế kỷ VII, người Trung Quốc chia phục sức ra làm 3 loại: đại lễ, lễ hội và thường nhật. Người Nhật cũng noi theo. Phụ nữ Nhật thay vì lối áo sơ-mi cổ truyền đã chuyển qua kiểu áo choàng tay rộng. Váy cũng được kéo dài ra ngang với mắt cá chân... Trong suốt 4 thế kỷ kế tiếp (thế kỷ VIII - XII) người Nhật hầu như áp dụng mọi "nguyên mẫu" Trung Hoa, kể cả trong trang phục.

Cùng với sự cầm quyền của giới tướng lĩnh tại Nhật vào đầu thế kỷ XIII, thứ phục sức hợp với binh đạo được thực thi triệt để, mọi thứ vải "thừa" đều bị cắt bỏ. Rồi giao lưu buôn bán với bên ngoài được xúc tiến, hình thành tầng lớp dân cư đô thị mới trong thế kỷ XVII. Chính trang phục của lớp người này đã trở thành kimono "truyền thống" Nhật. Lúc đầu, người ta cấm các thị dân không được mặc kimono bằng thứ vải đắt tiền, màu sắc rực rỡ. Tới thế kỷ XIX, cùng với sự thâm nhập của văn hóa Âu châu vào Nhật, người Nhật bắt đầu khoái những kiểu trang phục "từ bên kia đại dương". "Iofuku" là thứ mặc ra đường tiện lợi hàng ngày, còn "kimono" dành cho các dịp trọng đại - biến thành thứ phục sức quý giá.
Một bộ kimono đẹp thường rất đắt, với thứ vải dệt theo lối thủ công và được khâu tay. Người ta se lẫn cả những sợi "chỉ" bằng bạc hoặc vàng thật, còn hoa văn là bụi vàng và bạc nguyên chất. Chỉ có những nghệ nhân mới dám nhận làm các bộ kimono đại lễ. Cách xếp đặt thớ vải cùng lối bài trí hoa văn phải tạo được ấn tượng: đó không chỉ là kiểu quần áo thuần túy mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ nữa. Những bộ kimono độc đáo chiếm vị trí trang trọng trong các viện bảo tàng, tại các tủ quần áo gia đình và được lưu truyền như "của gia bảo" từ đời này qua đời khác. Chỉ có những người Nhật cực giàu, hay giới nghệ sĩ nổi tiếng của các nhà hát Noo hoặc Kabuki - nơi diễn xuất với kimono là điều bắt buộc - mới thường xuyên khoác những bộ kimono đại lễ trên người.

Cô dâu Nhật bây giờ thường thuê những bộ kimono trong các cửa hàng đặc biệt, nơi có các chuyên gia khuyên họ cách "mặc và chuyển động" với kimono sao cho đúng. Dịch vụ này vào cỡ 800USD mỗi lần và thường là khoản chi phí cao nhất của các đám cưới. Với các đám giàu có, cô dâu cũng như chú rể phải thay ít nhất là 2 bộ kimono đại lễ.

Những bộ kimono lễ hội thường được may ráp bằng các khuôn vải "chuẩn" nên có kích cỡ như nhau. Ngay cả với bộ kimono đại lễ may từ hồi nhỏ người phụ nữ Nhật vẫn có thể mặc được suốt đời, thậm chí còn để lại cho con gái hoặc cháu gái nữa - chỉ cần khâu lên hay hạ xuống tùy theo chiều cao tương ứng của người mặc. Với loại kimono mặc ở nhà, người ta may theo kích thước số đo cụ thể. Vải lót của kimono luôn tương phản với vải nền: nếu như kimono màu xanh, vải lót sẽ là màu đỏ, hay kimono màu trắng, vải lót sẽ có màu xanh hoặc đỏ...

Kimono được bảo quản theo cách đặc biệt: không giặt mà chỉ gột rửa những chỗ bẩn. Nếu như có giặt, cũng chỉ giặt từng phần một và sấy khô ngay tức thì. Kimono được cất giữ trong những tấm giấy đặc biệt, chống ẩm và luôn giữ được sắc tươi.


I - Xuất xứ của kimono

Đầu thế kỷ 7, một dạng quần áo được làm bằng chất liệu mềm, nhẹ và thoải mái, có hình dạng gần giống kimonon ngày nay được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản, nó được xem là kiểu kimono trung gian để chuyển sang kiểu kimono truyền thống như ngày nay. Thế nhưng, suốt thời kì vua Heian cầm quyền ở Nhật Bản (794-879) chiếc kimono vẫn chưa được xem là một loại trang phục phổ biến ở Nhật vì nó vẫn bị cho là trang phục du nhập từ nước ngoài
Đến năm 894 ng` Nhật chính thức cho ra đời một bộ kimono theo kiểu của riêng mình. Đó là một áo dài đến gót, có cánh tay xẻ và để dài quết đất. Nó đc phụ nữ Nhật rất ưa chuộng trong các dịp lễ hội

II - Đặc điểm của kimono

Kimono thực chất ban đầu có nghĩa là quần áo nói chung nhưng trải qua thời gian với nhiều thay đổi, nó đã trở thành tên gọi tên của loại trang phục truyền thống độc đáo này
Phụ nữ Nhật Bản thường mặc kimono nhiều lớp cùng một lúc, thậm chí có đến 20 lớp, vì vậy, chất liệu được lựa chọn rất cẩn thận để may kimono. Sự phân biệt màu sắc giữa các lớp thể hiện ở cổ áo, gấu tay và chân áo mặc bên trong. Tuy nhiên vào thời trị vì của vua Edo (1603-1868) kimono đã có một thay đổi lớn. Ống tay áo được may gọn lại và sự ra đời của Obi (một khăn rộng thắt ngang bụng) . Việc có thêm chiếc obi này làm cho trang phục phù hợp với các hoạt động thường ngày của ng` phụ nữ Nhật và ngày nay nó trở thành phụ liệu ko thể thiếu
Song muốn phân biệt được từng loại obi thì cần chú ý một số đặc điểm như hình nơ là kiểu thắt phổ biến nhất, thường xuất hiện trong trang phục của nam, nữ chưa lập gia đình hoặc của cô, cậu bé học sinh
Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào ng`cùng một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình
Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của Trung Quốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong các tranh minh họa ở phương Tây. Kmono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn
Áo kimono cho phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của ng` Nhật Bản

III - Các cách sử dụng kimono

Tùy theo tuổi tác của ng` mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng
Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra, mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một màu áo kimono riêng
Đối với ng` dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo

Khoảng từ 30 đến 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, gia đình và ng` thân mang đứa trẻ đến đền thờ để làm một nghi lễ nhỏ. Khi đó đứa trẻ được mặc một chiếc kimono, bên dưới là màu trắng, bên trên là màu sáng (thường là màu đỏ) nếu là bé gái hoặc màu đen nếu là bé trai. Ngoài ra vào ngày lễ Shichigosan (15-11) các bé trai và bé gái cũng được mặc kimono
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:48 pm

IV - Các loại kimono
Có thể chia kimono ra làm các loại sau

Furisode:

Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo rất dài và rộng (thường dài từ 95 đến 115 cm). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai.
Khi một cô gái Nhật Bản bước sang tuổi 20, cô ấy sẽ được công nhận là một người trưởng thành. Cô sẽ được quyền đi bầu cử, phải chịu mọi trách nhiệm về bất cứ tội lỗi nào mình gây ra.
Rất nhiều cha mẹ mua Furisode cho con gái họ để kỉ niệm bước ngoặt trọng đại này. Furisode là một kimono dùng khi đi lễ, dành cho các cô gái còn độc thân. Furisode có màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt. Trong xã hội của Nhật, mặc Furisode là một tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân đã sẵn sàng để kết hôn.
Furisode dùng để mặc trong những ngày lễ lớn, như khi đi dự đám cưới hay dự một buổi tiệc trà. Giá của một chiếc Furisode tùy vào chất liệu vải, kiểu dáng và tay nghề của ng` may. Một chiếc Furisode thường có giá là 15 000 USD

Yukata
Là một loại kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc cực kì sáng. Cách thiết kế đơn giản của Yukata là để các cô gái Nhật có thể mặc mà ko cần sự giúp đỡ. (Sau vài lần tập là họ có thể dễ dàng mặc được, bởi Yukata ko cầu kì như Furisode)
Ngày nay, Yukata thường dùng để mặc trong ngày Bon-Odori (ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè. Hơn nữa, Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật
Yukata được ưa chuộng bởi chất vải cotton nhẹ nhàng của nó. Vải đã được cách điệu đi từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống. Chiếc thắt lưng cotton của Yukata cũng rất tiện dụng cho các ngày thường và đồ mặc ban đêm.
Trong những ngày hội và ngày kỉ niệm sự kiện chung, Yukata thường được mặc với một chiếc thắt lưng rộng hơn, quấn quanh eo và gấp lại ở đoạn cuối. Thông thường hơn, Yukata được mặc với một thắt lưng Obi (thắt lưng thêu) đi cùng với một đôi xăng đan gỗ và một chiếc ví
Hầu hết áo Yukata được làm từ vải cotton. Theo truyền thống xưa, áo Yukata thường chỉ có 2 kiểu là trắng - xanh đen hoặc xanh đen - trắng, nhưng trong vài năm trở lại đây Yukata đã được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật hơn

Houmongi
Khi một ng` phụ nữ Nhật kết hôn, cha mẹ thường mua cho con gái họ một chiếc kimono khác, chiếc Houmongi. Houmongi sẽ thay thế vị trí của Furisode. Houmongi là kimono đi lễ của những ng` phụ nữ đã có chồng
Loại kimono này thường được dùng khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó. Khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, ng` phụ nữ cũng sẽ mặc áo Houmongi dùng để tiếp khách

Tomesode
Với những ng` phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ ko bao giờ mặc áo Furisode, dù họ có li dị chồng đi chăng nữa. Thay vào đó, họ sẽ mặc Tomesode, một dạng kimono với ống tay áo ngắn hơn. Tomesode thường có màu đen, hoặc nhiều màu khác. Tomesode thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc, đây là dạng kimono chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (như đám cưới hoặc đám tang của họ hàng)
Những Tomesode nhiều màu khác cũng có thể được mặc vào các dịp lễ trang trọng trên (nhưng những chiếc áo này ko được đính gia huy, vả lại, khi nhắc đến Tomesode thì đa số ng` Nhật đều cho rằng nó - phải - là - màu - đen)
Tomesode có nền áo màu đen để đối lập với màu trắng của chiếc Shiromaku (Kimono cưới) mà cô dâu mặc. Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại kimono này được mặc trong một dịp vui


Mofuku

Chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc kimono loại này có màu đen. Dù Tomesode và Mofuku ko đắt bằng một chiếc Furisode, nhưng mỗi chiếc Tomesode hay Mofuku là khoảng 8000 USD

Shiromaku

Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc một loại kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại kimono này được gọi là Shiromaku. Đa số mọi ng` chỉ thuê loại kimono này bởi nó chỉ được mặc trong một ngày, tuy nhiên giá cho thuê của một chiếc Shiromaku cũng lên đến 5000 USD
Nếu bạn để ý kĩ thì có thể thấy rằng chiếc Shiromaku rất dài, dài đến chạm đất. Những chiếc váy cưới trắng truyền thống của phương Tây thường có đuôi váy hay một tấm lụa rất dài, rủ dài ra đằng sau. Còn Shiromaku thì ko giống như vậy, Shiromaku dài và tỏa tròn ra. Vì vậy cô dâu phải có sự giúp đỡ của một ng` đi kèm theo thì mới có thể đi lại trong chiếc kimono này. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần.
puss có 1 bộ Kimono, nhưng ko thể mặc nổi vì nó quá...nặng

suy cho cùng, kimono ...đắt lòi!
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:51 pm

Part5: phép lịch sự


Cách cúi chào

--------------------------------------------------------------------------------

Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình,người Nhật thường hay cúi người xuống.Hành động này tiếng Nhật gọi là ojigi.Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước.Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn.Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau,vì thế người ta chia ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp.Ví dụ khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗI từ tận đáy lòng,người ta cúi đầu thật thấp,hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất.Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ ngườI về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại,sau đó từ từ,lịch sự thẳng người lên.
Trong cuộc sống hằng ngày có 3 kiểu ojigi sau:

1.Chào hỏi xã giao hàng ngày như [konnichiwa].Cúi người khoảng 15độ.

2.Chào hỏi có phần trang trọng như [hajimemashite,yoroshiku onegaishimasu].Cúi người khoảng 30 độ.

3.Khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó.Cúi người khoảng 45 độ

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tuỳ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Từ những quy tắc, quy định trong cách chào hỏi, xưng hô đến những cách ứng xử cụ thể trong gia đình thể
hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng 3 kiểu cúi chào sau: kiểu saikeirei, cúi chào bình thường, khẽ cúi chào.

+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15 cm.

+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

Xin bổ sung thêm là khi đứng chào , đối với nam thì hai tay áp dọc theo thân người , còn đối với nữ thì cầm chéo lại với nhau , lòng bàn tay trái cầm lấy mu bàn tay phải để chéo lại phía trước đùi hoặc trước bụng chứ không để dọc 2 bên hông như nam
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 2:53 pm

Part 6:Đôi chút về ngày Tết ở Nhật Bản

--------------------------------------------------------------------------------

Mấy hôm ở nhà lôi sách vở ra coi tìm được một số thông tin về ngày Tết ở Nhật Bản. Hôm nay xin phép viết chút, có gì các bạn bỏ qua nha!

Cũng giống như ở Việt Nam và Trung Quốc, Tết ở Nhật Bản có nhiều điểm chung: Họ dọn dẹp và trang trí nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm tất niên,...

Nhưng ngày Tết của người Nhật Bản có những cái riêng:
Họ trang trí ngôi nhà của họ bằng cây thông nhỏ. Với người Nhật, cây thông tượng trưng cho sự trường thọ và kiên định.
Vào đêm giao thừa, người Nhật thường ở nhà và đón giao thừa với gia đình. Điểm đặc biệt ở đây là họ chỉ đón giao thừa với thành viên trong gia đình. "Family Members Only".
Tất nhiên là không phải tất cả mọi người Nhật đều như vậy. Các thành viên của đài truyền hình vẫn làm việc trong đêm đó. Họ phát sóng chương trình ca nhạc quốc gia và chuẩn bị cho việc phát 108 tiếng chuông từ các ngôi đền.
108 tiếng chuông trong đêm giao thừa là thứ mà mọi người Nhật muốn nghe trước khi bước sang một năm mới. Đối với người Nhật, 108 tiếng chuông để rửa sạch 108 tội lỗi mà con người gây ra. (Lấy đâu ra lắm thế trời!)
Khi bước sang năm mới, người Nhật tặng nhau những tấm thiệp năm mới và những món quà. Khác với người Việt Nam và Trung Quốc tặng tiền mừng tuổi.
__________________
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 3:06 pm

Part 7:Í, đám cưới!

Seijinshiki!LỄ THÀNH NHÂN Ở NHẬT!

Hôm nay ở Nhật đang tổ chức một buổi lễ trọng đại, đó là (成人式)"seijinshiki" tức là Lễ Thành Nhân, "sei" ở đây là THÀNH, "jin" ở đây là NHÂN, còn "jiki" là THỨC , theo tiếng Hán nhà mình là THÀNH NHÂN THỨC . Mình sẽ giới thiệu đến các bạn về buổi lễ này ở Nhật.
"seijinshiki" hay là Lễ Thành Nhân là một sự kiện thường niên của Nhật, mỗi năm một lần. Buổi lễ này dành cho những người mà đến đổ tuổi 20 ở Nhật, được tổ chức vào Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng đầu tiên của năm tức là tháng 1 ( đúng là dài dòng, nhưng người Nhật thường hay dùng cách này để tổ chức các buổi lễ trong Năm của họ. Ví dụ như: ngày của bố, ngày của mẹ, ngày của trẻ em,... cũng được tổ chức vào Thứ Hai của tuần thứ 2 của các tháng tiếp theo đấy). Vào ngày này, những người ở độ tuổi 20 được chứng nhận đã trưởng Thành theo Luật Pháp của Nhật, họ có đấy đủ quyền công dân như là: quyền bầu cử, có thể uống rượu bia và hút thuốc,... (Nhưng thật khó hiểu, trong khi Pháp Luật Nhật lại cho phép kết hôn Nam ở tưổi 18, còn nữ lại là 16 tuổi ). Tùy vào các vùng khác nhau trên nước Nhật thì có cách tổ chức buổi lễ khác nhau, nhưng có những điểm chung là dành cho những người đến độ tuổi 20, họ phải mang trang phục truyền thống trong ngày này, các thiếu nữ Nhật thường diện trên người bộ áo truyền thống Kimono lộng lẫy mà được gọi là 振袖 "furisode" để tham dự buổi lễ. Bộ trang phục "furisode" chỉ dành cho những phụ nữ chưa chồng, nếu sau khi lấy chồng phụ nữ Nhật không còn mặc bộ trang phục này nữa.

"seijinshiki" bắt nguồn từ một nghi thức có từ xưa đó là "genpuku". Đó là một buổi lễ nơi mà những người trẻ từ bỏ những trang phục của trẻ con để khoác vào mình những bộ trang phục của người lớn, và bắt đầu được đối xử như một người đã trưởng thành. Trong quá khứ buổi lễ này được tổ chức khi mà những người trẻ được thừa nhận đã trưởng thành và có được những suy nghĩ chín chắn, nhưng nó không quy định rõ ở độ tuổi bao nhiêu. Và từ triều đại Nara (710-794) tới triều đại Heian(794-1192) thì độ tuổi trưởng thành là 13 đến 16 tuổi. Vào khoảng thế kỷ 16, được lấy tên là "genpukushiki". Trong buổi lễ ấy, nghi thức để xác định người nào đó đã trưởng thành là cắt đi phần tóc ở phía trước trán của họ. Sau này, nghi thức này được lan rộng ra với cả những người bình thường và nông dân, cho đến tận cuối triều đại Edo. Được coi như là bắt nguồn của "seijinshiki" ngày này.
Ngày nay, nhiều thiếu nữ Nhật mặc "furisode" là "kimono" với ống tay dài để tham dự "seijinshiki"."kimono" là là trang phục truyền thông của Nhật, và bắt nguòn của "kimono" là "kosode" cái mà được dùng như đồ trong(đồ lót ) từ triều đại Nara. Khoảng thế kỷ thứ 16, nó được phát triễn thành trang phục mặc hàng ngày, và sau thế kỷ 18 thì được đổi tên là "kimono". Ngày nay, phụ nữ Nhật chủ yếu mặc "kimono" trong những dịp đặc biệt như: sự kiện mang tính xã hội, nghi thức trang trọng, và lễ truyền thống. Hiện nay, số lượng người mặc "kimono" ngày càng giảm, và "seijinshiki" là một dịp đặc biệt cho những thiếu nữ Nhật diện trên mình bộ "kimono" xinh đẹp. Hơn nữa, nó đóng vai trò quan trọng cho việc bảo tồn "kimono" một trang phục truyền thống tuyệt đẹp của Nhật.
"seijinshiki" thì khác nhau tùy theo vùng miền của Nhật, và những sự kiện khác nhau tổ chức ở Nhật thì cách thức của nó còn thay đổi theo thời kỳ. Vào những ngày này, có một sự thật đáng tiếc phải thừa nhận đó là giới trẻ Nhật hiểu sai về ý nghĩa của nó, nhưng ý nghĩa nguyên bản của nó thì vẫn tồn tại lâu dài trên toàn nước Nhật. Điều này có nghĩa đây là một cơ hội tốt để tổ chức và khuyến khích mọi người nhận ra họ đã trở thành người lớn và bắt đầu một cuộc sống tự lập. "seijinshiki" là một sự kiện truyền thống thật tuyệt vời và ý nghĩa của Nhật dành cho những người đang đến độ tuổi trưởng thành và cho gia đình họ.
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 3:10 pm

Một số hình ảnh về nước Nhật

tìm hiểu về nước Nhật DSC01910
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 3:15 pm

đẹp chưa???

tìm hiểu về nước Nhật Hoc_bong_Nhat_Ban_nam_2008
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 3:18 pm

tìm hiểu về nước Nhật Home-headertìm hiểu về nước Nhật 5cde27b48a2dc8ed50e3664eab3895ddnhatban
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  Pít.pót Fri May 23, 2008 3:20 pm

Ngưỡng mộ :shock:
Pít.pót
Pít.pót
Quản Trị viên
Quản Trị viên

Tổng số bài gửi : 706
Age : 28
Registration date : 15/05/2008

http://360.yahoo.com/profile-nB.8ptohaa9UorHOBELqCUKuvcMUVMHwXb9

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 3:22 pm

Lễ hội hanami (ngắm hoa anh đào)

tìm hiểu về nước Nhật Hoaanhdao-0
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 3:57 pm

Part 8:trà đạo

Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.

Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.

Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với cái thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phầm đặc sắc thuần Nhật. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính và nhập định thiền để đạt giác ngộ .

TRÀ VỚI CUỘC SỐNG



Từ xưa tới nay, uống trà là một sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Uống trà không những có lợi cho sức khỏe mà còn là một thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh. Dần dần, việc thưởng trà trở thành một cách thức giúp con người trở lại với bản tính tự nhiên của mình. Đó là chính là Trà đạo.

Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hoà, kính, thanh, tịch”.



“Hòa” có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.



“Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.



Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của chữ “Thanh”.



Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Đó là ý nghĩa của chữ “Tịch”.



Bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo.



Vậy thì “Trà đạo là gì?”, đã có ai trong những người quan tâm đến trà đạo chúng ta đã từng đặt câu hỏi này cho mình hay chưa.



Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng đi từ quá trình hình thành của trà đạo cho đến các dụng cụ được sử dụng trong pha trà; từ trà thất cho đến cách pha trà; từ cách phục vụ trà cho đến cách uống trà... Tất cả làm nên việc thưởng trà của chúng ta được sống động và trọn vẹn.

Lịch sử

Giai đoạn 1

Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Lúc đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó giống như những trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh như vậy, có một nhà sư tên là Murata Juko tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà. Ông đến với trà với tư cách là một nhà sư, rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.

Juko yêu cái đẹp "wabi" và "sabi".

Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, người kế nghiệp tiếp theo là Takeno Jyoo.

Jyoo quan niệm: "Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa, không lá, chỉ có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh."


Giai đoạn 2

Sau Jyoo, thế kỷ 16, Senno Rikyu mới là người đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno Rikyu đã là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu khá phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó.



Cùng thời với Senrikyu, cũng có hoạt động của Yabunnouchi Jyochi (học trò của Takeno Jynoo). Yabunouchi Jyochi là trà sư của chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất ở Nhật Bản. Theo Yabunouchi, Trà đạo nằm trong các hành động của bản thân.



Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa.



Ngày xưa, các trà nhân pha trà theo cách riêng của mình. Nhưng sau thế hệ thứ nhất, người ta đã bắt đầu tạo ra cách pha trà chung. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức pha trà, còn đạo là duy nhất.

Giai đoạn 3



Trà đạo trong thời hội nhập



Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi.



Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà.



Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.
__________________
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 4:02 pm

TRÀ THẤT

tìm hiểu về nước Nhật Shc-tatami

Trà thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình. Nó như một bức tranh thủy mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emshiu đã tả:



Một chòm cây mùa hạ,

một nét biển xa,

một vừng trăng chiếu mờ nhạt.



Trên con đường dẫn đến trà thất có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta rửa tay trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:



Tôi nhìn ra,

không có hoa,

cũng không có lá.

Trên bờ biển,

một chòi tranh đứng trơ trọi,

trong ánh nắng nhạt chiều thu.



Ngôi nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Ðiều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nổi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, thậm chí vị samurai luôn luôn mang theo cây kiếm bên mình, cũng phải để lại nó ở bên ngoài. Bước vào phòng trà là một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, mà chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 4:04 pm

TOKONOMA

tìm hiểu về nước Nhật Tokonoma-1

Tokonoma là góc phòng được trang trí, hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản thân từ "tokonoma" ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó.



Có một vài dấu hiệu để biết đâu là tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp. Hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình. Bạn có thể nhìn thấy một hộp hương trầm. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở Tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất.

Khi bước vào một trà thất, bạn thường quỳ và ngắm tokonoma một lát. Bạn cũng có thể nói về các vật được trưng bày. Thiền gây ảnh hưởng đến tokonoma lẫn chabana... chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 4:08 pm

CHABANA

tìm hiểu về nước Nhật Chabana200404

Chabana (茶花) là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. Cha, theo nghĩa đen là trà và ban là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa.

Phong cách của chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất.

Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa.

Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men, cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác.

Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.



tìm hiểu về nước Nhật Chinese-Art-Chabana-11009
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 4:11 pm

KANEJIKU

Kakejiku là một tác phẩm bằng tranh treo trên tường, ở kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. Thư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như "Bình thường tâm là đạo", hoặc đơn giản chỉ là một chữ "VÔ".

tìm hiểu về nước Nhật Kakejiku


tìm hiểu về nước Nhật Kakejiku1
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 4:23 pm

Part 9:Oaa...cơm hộp!

Hộp cơm trưa (bento - べんと) rất được người dân Nhật Bản ưa chuộng, kể cả trẻ con lẫn người lớn. Mọi người mang nó tới trường, nơi làm việc, trong các cuộc dã ngoại, vân vân.


I - Hộp bento cho trẻ con

Trong một hộp bento tiêu biểu, một nửa là đựng cơm, nửa còn lại được đặt một vài món ăn phụ được làm từ những nguyên liệu như rau, thịt, cá, và trứng. Những món ăn này có rất nhiều hình dáng, và với trí tưởng tượng vô hạn của con người, hộp bento có thể trở nên hấp dẫn hơn, ngộ nghĩnh hơn, thậm chí là một tác phẩm nghệ thuật. Những món ăn phụ phổ biến nhất là một số loại trứng chín, ví dụ như tamagoyaki (trứng tráng được cắt theo hình dải, hoặc hình vuông, thường được thêm muối và đường), trứng rán, trứng luộc, hay trứng tráng với nhiều thành phần khác nhau. Một loại đồ ăn phụ của bento cũng rất được yêu thích là xúc xích. Những người làm bento đôi khi còn tạo hình cho xúc xích để nó giống một con bạch tuộc, hoặc những loài động vật khác, làm cho bữa trưa trở nên thú vị hơn.

Một loại bento phổ biến khác bao gồm cá nướng, thịt rán, bánh cá và rất nhiều loại rau. Những loại rau này có thể bị xé tơi ra, luộc, hoặc hấp; người thường thấy rau chín trong hộp bento hơn là rau tươi sống. Món tráng miệng là một quả táo, hoặc quýt.

Một nguyên liệu được yêu thích khác của bento là một quả mơ Nhật Bản, hay umeboshi (trong Conan có một cảnh vẽ hộp cơm của Conan có quả mơ to tướng ở giữa ^___^). Người ta tin rằng món ăn truyền thống này sẽ làm tăng mùi vị của cơm, thường được đặt trên đỉnh của một ụ cơm, hoặc giữa một đĩa cơm đầy.

Người làm bento, ví dụ như người mẹ chẳng hạn, sẽ chuẩn bị hộp cơm giống như bà thường làm những món phụ cho bữa ăn thường ngày của gia đình. Bà sẽ lựa chọn loại món ăn phù hợp nhất một cách nhanh chóng và đặt chúng vào một phía của hộp bento. Thật vậy, người mẹ thường tính toán để nấu bữa tối cho gia đình sao cho thừa lại những món ngon để làm hộp bento cho hôm sau.

Người Nhật Bản rất coi trọng những món ăn của họ. Một phần thú vị của việc làm hộp cơm trưa là tạo ra một vẻ ngoài hấp dẫn cho nó, kích thích người ăn ngon miệng

II - Chuẩn bị một hộp bento thế nào?

Bởi vì không phải lúc nào bento cũng được dùng ngay sau khi làm, nên người nấu ăn phải làm thế nào để cơm không bị đổi màu và mùi vị.


III - Măng tây và cà rốt được quấn trong thịt và nấu chín

Những thứ dễ hỏng sẽ không được dùng để làm bento, và những chất lỏng thừa trong quá trình làm sẽ bị đổ đi trước khi cho thức ăn vào hộp bento.
Bên cạnh việc phục vụ mọi người ở trường và nơi làm việc, bento còn được dùng trong những chuyến dã ngoại, cũng như ở nhà riêng và tiệc tùng, nơi chúng phải đáp ứng những yêu cầu về sự tiện lợi, đơn giản, hoặc phải phục vụ một số lượng lớn khẩu phần.

IV - Bento tự làm (I)
Ở Nhật, có một số trường học phục vụ bữa trưa cho học sinh, trong khi những trường khác thì học sinh phải tự mang đồ ăn trưa. Trong trường hợp sau, người mẹ thường sẽ chuẩn bị hộp cơm cho con. Tuy nhiên, một số học sinh chăm chỉ hơn sẽ thích tự làm cơm cho mình. Thói quen mang cơm trưa từ nhà không chỉ phổ biến trong giới học sinh, mà cả những người lớn đang đi làm cũng vậy.

V - Bento tự làm (II)
Khi một người ăn hộp cơm trưa cho người yêu chuẩn bị, cảm xúc của người chuẩn bị nó sẽ truyền qua thức ăn. Nói cách khác, bento chính là phương tiện truyền thông tin giữa người làm và người thưởng thức. Một hộp bento làm tại nhà sẽ được thấm đượm tình yêu của gia đình người thưởng thức.

VI - Bento được bán trong các cửa hàng
Nhưng vì những người mẹ ngày nay phải đi làm bên ngoài ngày càng nhiều, nên bento cũng được bày bán tại các cửa hàng bách hóa, siêu thị, và các cửa hàng công cộng, với số lượng ngày càng tăng. Thậm chí có cả những cửa hàng chuyên bán bento. Bên cạnh makunouchi bento đã nổi tiếng từ xưa, rất nhiều loại hộp cơm khác cũng được sản xuất, kể cả những loại bento Trung Quốc hay bento phương Tây.

VII - Bento sushi



tìm hiểu về nước Nhật Bento1

Bento thậm chí còn được phục vụ tại các nhà hàng của Nhật. Rất nhiều cửa hàng còn bán bento cho khách qua đường, vậy là mọi người có thể thưởng thức tài nghệ của đầu bếp nhà hàng dưới tiện nghi của gia đình mình.

VIII - Bento sushi cá thu ( chưa tìm đc ảnh, tư liệu)

IX - Ekiben
Đối với ekiben (bento được bán tại các ga tàu), chúng cũng trở nên thịnh hành từ thời Meiji: khoảng 2000 - 3000 loại bento khác nhau được bán tại các ga tàu trên khắp nước Nhật. Tính cả makunouchi bento và sushi bento, những hộp cơm với muôn màu muôn vẻ, thậm chí cả những loại mang đặc trưng của từng địa phương cũng cạnh tranh nhau về khẩu vị và cách bày biện. Trước đây, những người bán bento phải đứng trên thềm sân ga để bán cho những chuyến tàu đầy chật những hành khách đang đói bụng cồn cào. Những người này đeo một hộp đầy bento trên vai và bán cho hành khách qua cửa sổ toa tàu. Nhưng giờ đây hành khách không còn được thưởng thức thú vui mua bento qua cửa sổ mỗi khi đoàn tàu dừng tại ga nữa. Bởi vì tàu ở Nhật ngày nay hoạt động với tần suất rất lớn, và cũng do sự phát triển của tàu cao tốc như Shinkansen, đặc biệt là tàu tốc hành - ngày càng nhiều loại tàu lắp đặt cửa sổ ko mở được. Tuy nhiên, mua cơm hộp tại các cửa hàng ở ga hoặc trên tàu cũng là một thú vui của việc du lịch bằng tàu ở Nhật Bản



tìm hiểu về nước Nhật Ekiben

Mình xin đính chính đôi chút là 1 hộp bento tầm 400~500 yên , tính ra cũng không phải là rẻ ( trừ khi ăn ở các nhà hàng lớn ).
Người Nhật thường ăn bento vì nó tiện lợi , họ thường bỏ rất ít thời gian cho bữa ăn , chứ không phải vì giá cả.
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  sakura Fri May 23, 2008 4:29 pm

một số hình ảnh về bento (nhìn ngon dã man mà hổng được ăn)

tìm hiểu về nước Nhật 1450828680_a6c007d392tìm hiểu về nước Nhật Ekibentìm hiểu về nước Nhật Bento-naka1tìm hiểu về nước Nhật Bento_box_real
sakura
sakura
Thư ký
Thư ký

Tổng số bài gửi : 118
Đến từ : no*i nao` co' truye^n. tranh no*i doa' ko' em
Registration date : 20/05/2008

http://vnsharing.net/

Về Đầu Trang Go down

tìm hiểu về nước Nhật Empty Re: tìm hiểu về nước Nhật

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết